Ngành nghề truyền thống gần 700 năm
Nghề khai thác tổ yến tại các đảo thiên nhiên ngoài khơi ở Khánh Hòa đã có những bước thăng trầm trải qua lịch sử gần 700 năm.
Theo sử sách ghi lại, vào năm 1328, trong một chuyến công cán phương Nam, Đề đốc thủy quân nhà Trần là Lê Văn Đạt cùng đoàn quân và chiến thuyền của họ vào đảo Hòn Tre. Đề đốc Lê Văn Đạt cùng thuộc hạ của mình phát hiện tại các hòn đảo ngoài khơi Bình Khang có rất nhiều tổ yến, ông cho thành lập đội quân bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên quý
Các nghi thức truyền thống trong lễ giỗ tổ nghề yến được lưu giữ qua nhiều thế hệ
An phủ sứ Bình Khang Lê Văn Quang (sinh năm 1719, hậu duệ đời thứ 21 của Lê Văn Đạt) và con gái là bà Lê Thị Huyền Trâm là những người có công kế nghiệp. Dưới thời Tây Sơn, bà Lê Thị Huyền Trâm được giao chỉ huy đội thủy quân tổ chức khai thác, xuất khẩu yến sào làm nguồn tài chính, hậu cần, quân nhu... cho nhà Tây Sơn.
Ngày 10/5 năm Quý Sửu (1793), Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm cùng An phủ sứ Bình Khang Lê Văn Quang đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền lãnh hải Tổ quốc và các đảo yến. Từ đó, ngày 10/5 âm lịch hằng năm, người dân địa phương tổ chức cúng giỗ Thánh mẫu Lê Thị Huyền Trâm và tướng sĩ Tây Sơn tại đền thờ tổ nghề yến trên đảo Hòn Nội. Lễ hội tôn vinh những người có công đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành nghề yến sào và thực hiện nhiều nghi thức văn hóa đậm đà phong vị biển.
Phát huy truyền thống, vững bước vươn xa